Tại sao phải xóa hay format ổ C khi cài Windows?

Ổ đĩa C và những điều cần biết về lệnh Format

Lệnh Format trên windows có từ rất lâu rồi. Lệnh này dùng để định dạng ổ đĩa theo chuẩn của Hệ điều hành sử dụng. Các định dạng ổ đĩa trên windows thông dụng là FAT16, FAT32, ExFAT, NTFS. Từ windows 8 trở lên chỉ cho cài windows trên phân vùng ổ đĩa định dạng NTFS.

Vì sao thường cài hệ điều hành vào ổ C?

Thực ra ký tự đại diện ổ đĩa (Drive letter) chỉ là để xác định đường dẫn (path) cho các thư mục. Bạn hoàn toàn có thể cài đặt windows trên phần vùng ổ D, ổ E.. hay là cài win lên usb hoặc thiết bị lưu trữ di động khác như thẻ nhớ, HDD box. Ổ đĩa C hay được cài win vào vì nó là ký tự đại diện đứng đầu tiên cho định danh ổ đĩa “cứng”, ổ CD hoặc thiết bị lưu trữ ngoài. (A, B: sử dụng cho ổ đĩa mềm – đã được bỏ lâu lắm rồi). Nhiều người lầm tưởng cứ ổ C là ổ đĩa hệ thống – System Drive.

Xem tiếp:   Cách lấy lại Key và kích hoạt lại Windows bản quyền

Tại sao phải xóa hoặc format ổ C chứa hệ điều hành cũ khi cài Windows?

Nếu bạn thấy ổ C đầy mà vội format đi để cài lại win thì không nên, hãy thử tham khảo nguyên nhân ổ C đầy bất thường và xóa bớt file nhé. Việc còn lại hãy xem bướt sau.

Theo phần trên, ta đã biết windows hay được cài sẵn vào phân vùng ổ C của ổ đĩa cứng. Vì thế khi cài lại win, ta cần xóa toàn bộ dữ liệu cũ đi. Nếu xóa bằng lệnh xóa thông thường (bạn phải boot vào môi trường windows PE và chọn xóa hết các file và thư mục) thì xảy ra hiện tượng ổ cứng vẫn bị phân mảnh (đối với ổ cơ) ảnh hưởng đến hiệu năng của máy. Cách tốt nhất là xóa sạch ổ C bằng lệnh FORMAT.

Cách format ổ C khi cài win:

cách format ổ c khi cài windows

Vấn đề kỹ thuật: Xóa và format có gì khác nhau?

Mỗi Windows khi được cài thì ngoài ổ đĩa C ra nó còn yêu cầu một hoặc nhiều phần vùng nhỏ (tùy theo chuẩn cài đặt Win là Legacy hay UEFI) có dung lượng dưới 1GB (các phân vùng nhỏ này giúp máy tính xác định được các ổ đĩa và phần mềm hệ thống để khởi động Windows), với mỗi Windows khác nhau thì số lượng và dung lượng các phân vùng dưới 1 GB này cũng khác nhau.

Do đó, nếu khi cài Windows mới khác phiên bản với Windows đang sử dụng thì sau khi format và chọn ổ đĩa cài Windows mới có thể xảy ra tình trạng: dư hoặc thiếu ổ đĩa có phân vùng nhỏ hơn 1GB, kích thước các phân vùng không tối ưu,.. Điều này làm cho sau khi cài Windows máy tính có dễ gặp lỗi, hiệu xuất sử dụng không tối ưu (chậm),..

Xem tiếp:   Tại sao máy tính chạy chậm? Nguyên nhân gây lag máy và cách tăng tốc máy tính

Với thao tác xóa ổ đĩa chứa Windows cũ và các phân vùng trống dưới 1GB thì khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm trên vì sau khi xóa và chọn ổ đĩa cài Windows thì máy tính sẽ tự động chia ra các phân vùng có số lượng và kích thước phù hợp với phiên bản Windows mới mà bạn đang cài.

Do đó, giải pháp tốt nhất khi cài Windows mới là các bạn hãy xóa ổ C chứa HĐH cũ và các phân vùng có dung lượng dưới 1GB.

Nếu không format được ổ C, bạn có thể boot vào môi trường win pe (vd từ hiren boot) và dùng phần mềm format ổ cứng của hãng thứ 3 như: MiniTool Partition Wizard, EaseUS Partition Master

KẾT LUẬN

Mỗi khi cài lại hệ điều hành mới, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng ở ổ C. Sau đó tiến hành Format ổ đĩa C để chuẩn bị cài win. Việc làm này là cần thiết để đảm bảo windows mới cài không phát sinh lỗi. Bạn cũng nên tải windows từ nguồn trang chủ Microsoft để đảm bảo an toàn. Nếu chưa biết tạo file cài hãy tham khảo bài viết tương tự: Hướng dẫn dual-boot windows 10 UEFI và Kali Linux để lấy kinh nghiệm và thực hành nhé!

Blog quản trị hệ thống rất mong nhận được đóng góp từ bạn đọc để viết được những bài viết chất lượng hơn nũa.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công!

Xem tiếp:   Cách tắt màn hình đăng nhập, bỏ mật khẩu đăng nhập trong Win 10

Related Posts

Check Also

Những lỗi máy in không in được thường gặp và cách khắc phục

Máy in hiện nay là công cụ phổ biến trong văn phòng công ty. Do …